• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Bệnh bướu cổ

06/12/2018 09:11 GMT+7

"Bướu cổ có nhiều thể loại khác nhau, tính chất, sự tiến triển, hậu quả, tiên lượng và cách chữa trị cũng khác nhau, do đó trong ngành y tế gọi bệnh này là “bệnh của tuyến giáp”. Cần xác định và phân biệt rõ các loại bướu khác nhau".

bài: BS. Võ Duy Khánh – CK. ngoại tổng quát - Phòng Khám đa Khoa Vigor health

 

Về phương diện cơ thể học và sinh lý học

Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết quan trọng, thiết yếu cho đời sống của con người. Tuyến giáp là một tuyến nằm ở mặt trước khí quản cân nặng khoảng 30g gồm hai thùy phải và trái nối liền nhau bằng một eo giáp có hình cung. Kích tố giáp được tiết thẳng vào máu, là một kích tố thiết yếu cho sự tăng trưởng cơ thể nhất là trẻ con, để đến giai đoạn dậy thì và trưởng thành.

 

chi-phi-mo-buou-co

 

Kích tố giáp (thyroid hormon)

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết gồm nhiều nang tạo ra chất keo, cấu tạo bởi acid amin có trong chất đạm động vật, kết hợp với Iod, tất cả được hấp thu qua đường tiêu hóa để tạo ra 3 loại kích tố giáp, đó là:

- Tetraiodothyronine (T4) hay Thyroxine được lưu hành trong máu.

- Triiodothyronine (T3) cũng lưu hành vào máu.

- Thyroglobuline ở dạng dự trữ trong tuyến giáp.

Trong tuyến giáp, iod là chất cần thiết cho sự tạo kích tố giáp bằng cách kết hợp với Tyrosine, sự kết hợp này có thể bị khống chế bởi các chất kháng giáp tổng hợp (Propylthiouracil, Thiam- azol, Thiocyanate và ngay cả chính Iod vô cơ). Các nang giáp thường chứa đầy các chất dự trữ Thyroglobuline sẵn sàng phóng thích ra T3 và T4 khi bị thủy phân dưới sự kiểm soát của tuyến não thùy (tuyến yên) ở đáy não bộ, đó là chất Thyreostimuline (TSH). Do đó, trong máu con người lúc nào cũng có một hằng số ổn định T3, T4 và TSH cố định. Vì vậy, khi cần biết rõ hoạt động của tuyến giáp thì cần xét nghiệm 3 chỉ số T3, T4, TSH là có thể xác định được có bướu cổ hay không và bướu loại nào.

Như vậy Hormon giáp là sự kết hợp của một Acid amin (Tyrosine) có trong chất đạm động vật và muối iod hữu cơ (Iodure) để tạo thành Thyroglobuline chứa trong tuyến giáp và tùy nhu cầu cơ thể mà phóng thích T3, T4. 

Tuyến giáp là cơ quan điều hòa sự tăng truởng cơ thể con người

Các hormon (kích tố) giáp T3, T4 tác dụng mạnh và nhanh giúp tế bào hấp thu oxy để tiêu thụ chất bột, chất béo từ đường ruột, gia tăng tổng hợp chất đạm, tăng chuyển hóa cơ bản, hoạt hóa chất đường, chất keo, chất sụn, tạo sự tăng trưởng da, gân, cơ, sụn, xương, giúp cơ thể tăng trưởng tốt và liên tục. Kích tố giáp còn giúp cho sự trưởng thành các cơ quan sinh dục nam và nữ, kết hợp với tuyến yên (não thùy) để hoàn chỉnh hoạt động sinh lý của con người từ lúc còn trong bào thai cho đến trưởng thành. Thiếu kích tố giáp, cơ thể sẽ không tăng trưởng được, sẽ không hoạt hóa Caroten thành sinh tố A, khiến cho da có màu vàng, làm giảm các phản xạ thần kinh gân cơ, giảm cholesterol khiến cho sự tạo các kích tố sinh dục, các kháng thể bị ảnh hưởng trầm trọng và không phục hồi được, cơ thể sẽ bị ứ nước phù nề.

 

goiter

 

Các dạng bướu cổ thường gặp được phát hiện nhờ siêu âm và xét nghiệm

Bướu giáp đơn thuần

- Tuyến giáp phình to, lan tỏa đều đặn, đàn hồi, mềm mại do sự tăng sinh... các nang bào giáp không viêm, không rối loạn chức năng giáp thường.

- Nguyên nhân do sự thiếu hụt iod và bệnh thường xuất hiện ở các vùng cao nguyên, núi non. Sự thiếu iod tương đối do nhu cầu cơ thể phát triển khi ở tuổi dậy thì, phái nữ, có thai, cho con bú, mãn kinh khiến tuyến giáp to nhưng vẫn bình giáp.

- Ảnh hưởng của các chất gây bướu cổ ở một số thức ăn (các loại cải, trái su, đậu nành...) chỉ xảy ra ở một số vùng nào đó. Ngoài ra các chất Thiocyanate, acid Para amino salisylic (PAS), muối lithium, các chất kháng giáp tổng hợp cũng có thể gây ra bướu cổ.

Trong 3 trường hợp này, sự giảm kích tố giáp T3, T4 kéo theo sự tăng tiết kích tố TSH não thùy (tuyến yên) khiến tuyến giáp phình to ra. Bướu cổ loại này có thể điều trị nội khoa (Iod và kích tố giáp), không phải phẫu thuật, chỉ cần thời gian bình giáp thì cổ sẽ nhỏ lại.

 

Viêm giáp tự miễn

- Bướu có lan tỏa cứng chắc, nhạy cảm (đau, nóng, rát, khó chịu) do cơ thể phát triển kháng thể chống sự tăng sinh giáp, thường phát triển chậm qua nhiều năm, diễn tiến khó lường, cần theo dõi điều trị nội khoa, tùy từng trường hợp cụ thể.

Viêm giáp cấp và bán cấp

- Bướu cổ to nhanh, đau nhức cứng chắc, lan tỏa, nóng, rát do nhiễm trùng (do siêu vi, quai bị, vi khuẩn), theo dõi điều trị nội khoa.

Nang giáp

- Cổ phình nhỏ, to tùy sự phát triển của nang chứa đầy chất keo bao bọc bởi một lớp tế bào giáp mỏng nằm giữa các nang giáp bình thường hoặc không chứa keo giáp. Nang bị xơ hóa, xuất huyết hoặc vôi hóa, không còn tạo kích tố giáp. Trường hợp này nếu xét nghiệm kích tố T3, T4 bình thường, siêu âm không thấy tiến triển thì không cần điều trị hoặc chỉ cần chọc hút và theo dõi.

Nhân giáp

- Bướu cổ có thể nhỏ, to ra do có một hoặc nhiều nhân, cũng giống bướu đơn thuần lan tỏa, chỉ cần xét nghiệm T3, T4, TSH, siêu âm theo dõi liên tục và tùy trường hợp mà điều trị nội khoa không cần chọc hút dễ gây xuất huyết nội giáp, có thể diễn tiến xấu khó lường. Tuy nhiên vì cấu trúc của nhân giáp thường thay đổi phức tạp, qua nhiều năm, sự tiến hóa chậm có thể tạo ra kén (Cyst) xuất huyết trong nhân hoặc có lúc viêm nhiễm biến đổi dạng tế bào khiến nhân giáp to ra thành u bướu. Nhân giáp có thể đơn độc hoặc đa nhân, kích thước khác nhau không đồng nhất.

Ung thư giáp

- Nhân giáp đơn độc không giới hạn rõ rệt, bên trong có nhiều nang nhỏ, lớn chứa keo giáp có thể biến thành ung thư giáp, tăng thể tích rất nhanh, cứng chắc, siêu âm là rõ nhất, hấp thu iod phóng xạ và thường đi kèm nhiều hạch 2 bên cổ, xâm lấn thanh quản (mất, giảm thanh tiếng nói, khó nuốt...).

Cường giáp hay còn gọi là bệnh basedow (graves)

- Là bệnh bướu cổ gây tật mắt lồi, là bướu giáp độc do sự tăng tiết quá độ kích tố giáp khiến tuyến giáp tăng thể tích, tim đập nhanh (trên 90 lần/phút), rối loạn nhịp, giảm cân, thần kinh bị kích thích suy nhược, mất ngủ có khi thành bệnh tâm thần, run cơ, yếu cơ, teo cơ tay chân, cơ thể nóng bừng toát mồ hôi, co giật mí mắt, rối loạn chuyển động 2 tròng mắt, rụng tóc, phù nề hai cẳng chân...

- Xét nghiệm máu thì T3, T4 tăng và TSH hạ thấp. Nếu muốn biết rõ cần đi bệnh viện làm thêm nhiều xét nghiệm máu nữa.

- Cường giáp thường xảy ra ở nữ giới tuổi từ 20 (trưởng thành) và sau 40 (tiền mãn kinh), nhiều hơn nam giới do cơ địa sẵn có bướu cổ đơn thuần lan tỏa hoặc nhân giáp từ nhỏ, nhất là sau khi gặp sự cố về tâm lý, bị stress quá nhiều trong đời sống (hôn nhân, sinh lý, hoàn cảnh, xã hội...).

Nhược giáp

- Do sự thiếu hụt hormon giáp, có thể nguyên phát do chính tuyến giáp hoặc thứ phát (do nhiều nguyên nhân chủ yếu là não thùy, thần kinh hạ não, tuyến thượng thận).

- Sự không kết hợp được kích tố giáp do thiếu hụt iod và các chất đạm động vật như suy dinh dưỡng ở các bộ tộc miền núi cao nguyên, khiến cho T3, T4 thiếu hụt làm cho não thùy tăng tiết TSH (siêu âm giáp và xét nghiệm T3, T4, TSH là chẩn đoán được ngay).

- Nhược giáp thứ phát là do não thùy không tiết đủ TSH khiến tuyến giáp không được kích hoạt để tăng tiết kích tố giáp T3, T4, do đó nếu xét nghiệm sẽ thấy cả T3, T4 và TSH đều giảm. Các trường hợp nhược giáp thường thấy là bướu cổ to dần theo thời gian và thường gây ra phù nề dưới da, niêm mạc, da khô, tim chậm, hạ thân nhiệt (lạnh), trẻ con chậm lớn (lùn bẩm sinh), đầu to, tay chân biến dạng, đi đứng khó khăn, chậm phát triển tâm thần, tiếng nói, chậm phát triển các cơ quan sinh dục... Nhược giáp cần tìm rõ nguyên nhân và điều trị nội khoa kiên trì kéo dài.

 

Nhung-phuong-phap-dieu-tri-768x512

 

Điều trị bướu cổ

Cần xét nghiệm định kỳ liên tục và thời gian, có khi phải kéo dài, cần sự liên kết thật chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Nếu không sẽ thất bại, hậu quả thảm hại mà bệnh nhân phải chịu. Điều trị bướu cổ cần siêu âm chẩn đoán và xét nghiệm máu T3, T4, TSH.

- Bướu giáp lan tỏa, đồng nhất T3, T4, TSH bình thường, điều trị nội khoa và chế độ dinh dưỡng hợp lý (hạn chế các loại cải, trái su, đậu nành... và cần có chất đạm từ sinh vật biển).

- Bướu giáp lan tỏa, có nhiều nhân T3, T4, TSH bình thường (bướu nhân đơn thuần bình giáp), điều trị theo dõi nội khoa như trên.

- Bướu giáp lan tỏa hoặc nhân, đa nhân nhưng T3, T4 tăng, TSH giảm, điều trị nội khoa trước, theo dõi nếu không có kết quả thì nên phẫu thuật.

- Bướu giáp nhân nang giáp keo, nhân giáp cứng chắc, tiến triển chậm cần phẫu thuật và xét nghiệm tế bào.

- Viêm giáp điều trị nội khoa có thể nhanh hoặc kéo dài thời gian.

- Cường giáp, nhược giáp, điều trị nội khoa trước, sau đó phẫu thuật bán phần. Điều trị cường giáp thường dùng các thuốc kháng giáp tổng hợp và ức chế bêta (chẹn bêta) để giảm tim nhanh dễ đi đến suy tim, sau khi ổn định thì phẫu thuật.

Chúng ta cần biết rằng tuyến giáp là cơ quan thiết yếu cho sự sống nên không thể cắt bỏ hoàn toàn được. Vì vậy, phẫu thuật chỉ cắt bỏ một phần nào mà thôi và phần còn lại phải theo dõi điều trị nội khoa tiếp tục, nếu tái lại thì mổ tiếp. Ngày nay, nhiều ca bướu cổ đơn thuần bình giáp, nhưng vì bướu làm cổ phình to và chèn ép khí quản, thực quản làm bệnh nhân khó chịu hoặc mất thẫm mỹ, nên thường tìm đến phẫu thuật. Kết quả chỉ tạm ổn một thời gian ngắn rồi bướu vẫn sẽ tái lại, nếu không được tiếp tục điều trị theo dõi.

Ung thư giáp thì phải xác định rõ tế bào ung thư và phẫu thuật, thường chỉ cắt bỏ khối u, cắt bỏ toàn bộ hạch cổ, sau đó dùng Iod phóng xạ và hóa trị tiếp theo. Tiên lượng sau mổ rất khó biết được.

Tóm lại, bướu cổ là một bệnh rất khó tiên lượng và mổ hay không là một vấn đề không dễ dàng đối với thầy thuốc và cả bệnh nhân.

Top
Top