Điều trị bệnh đường ruột ở trẻ - khó hay dễ?

09/03/2010 04:30 GMT+7

Bệnh đường ruột và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa ở trẻ luôn làm các bậc cha mẹ thấy lúng túng do không hiểu rõ các cơ chế gây ra bệnh này.

Khó khăn khi điều trị

Các loại bệnh đường ruột là bệnh thường gặp ở trẻ, chiếm tỷ lệ cao và chỉ đứng sau bệnh đường hô hấp. Ở trẻ, do đang trong giai đoạn phát triển, cơ thể chưa hoàn thiện, nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về chức năng đường ruột cũng có thể ảnh hưởng tới việc hấp thu, tiêu hóa cũng như sự tăng trưởng của trẻ.

Các chuyên gia nhi khoa đều cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh lý đường ruột ở trẻ em rất phức tạp, việc phân biệt và chẩn đoán khác với người lớn. Đa phần trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa, là do ăn uống không hợp lý; thực phẩm không an toàn, kèm theo chức năng miễn dịch còn hạn chế.

Ngoài ra, việc trẻ chưa có khả năng hoặc hạn chế trong việc diễn đạt và miêu tả triệu chứng bệnh càng làm cho việc chẩn đoán của gia đình và bác sĩ thêm khó khăn. Trong các vấn đề về tiêu hóa hay đường ruột của trẻ, táo bón được xếp vào loại thường gặp ở trẻ.

Vậy nhận diện nó thế nào?

Táo bón theo định nghĩa trong y học là tình trạng phân quá ít, rắn và khô kèm theo số lần đại tiện ít hơn bình thường.

Y học đã xác nhận có nhiều yếu tố thúc đẩy gây nên táo bón ở trẻ. Đó là chế độ dinh dưỡng  không hợp lý như thiếu rau, thiếu nước, hay trẻ ăn quá ít; do bệnh lý; hoặc do yếu tố tâm lý như trẻ ham chơi, sợ cô giáo la rầy nên… nhịn, lâu dần thành ra táo bón. Chính vì thế, bên cạnh việc tích cực giúp trẻ có một thói quen đi ngoài đúng giờ, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, được tăng cường nhiều chất xơ sẽ rất tốt cho sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa. Chất xơ có nhiều trong rau củ, trái cây và hiện nay cũng đã được bổ sung vào một số loại sữa công thức cao cấp (Prebiotic), giúp khắc phục đáng kể tình trạng không chịu ăn rau, trái cây ở một số trẻ em.

Chăm sóc trẻ hợp lý hơn

Với công thức tăng cường miễn dịch - bảo vệ 3 chiều, sữa Enfagrow A+ với 2 chất xơ Prebiotic (GOS & Inulin) hỗ trợ tăng cường các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tăng hấp thu nước và nhu động ruột, giúp trẻ tiêu hóa và đi ngoài dễ dàng hơn.

Trong thực tế, có một sai lầm mà các bậc cha mẹ hay gặp phải, đó là khi trẻ đi ngoài không đều đặn, phân hơi cứng một chút là các bà mẹ đã cho rằng con bị táo bón. Họ thường cho rằng sữa là nguyên nhân đầu tiên và lập tức thay đổi sữa.

“Hành động này không những không giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tiêu hóa cho trẻ  mà còn ảnh hưởng không tốt đến dinh dưỡng của trẻ, vì việc thay đổi sữa đột ngột có khi lại làm mất đi cơ hội cho trẻ  nhận được những giá trị dinh dưỡng tối ưu từ loại sữa bột đang dùng. Và trong trường hợp loại sữa vừa đổi không phù hợp với thể trạng của bé, hay những thói quen cho ăn của mẹ vẫn như cũ (không cung cấp đủ nước, chất xơ cho bé) sẽ làm cho sức khỏe trẻ ngày càng trở nên xấu hơn”, bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi Đồng 1, cho biết.

Cũng theo bác sĩ Phúc: “Để phòng ngừa táo bón, thì việc bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ là một điều cần thiết. Các bậc cha mẹ cần chú ý đến những tác nhân liên quan gây nên táo bón ở trẻ  như những ngày đầu tiên đến môi trường lạ, trẻ chưa quen với cách ngồi bô, trẻ không thích uống nhiều nước, hay không thích ăn rau, trái cây để có cách xử lý thích hợp…Các bậc cha mẹ hãy chọn thời gian cho trẻ đại tiện một cách thoải mái, không vội vã (nên chọn sau bữa ăn), cũng như tránh tình trạng để trẻ ngồi bô hoặc bồn cầu quá lâu”.

Như các chuyên gia y tế đã phân tích, có nhiều yếu tố  tưởng chừng đơn giản nhưng lại là thủ phạm chính gây nên táo bón ở trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên qui kết ngay cho sữa mà nên xem xét ở nhiều khía cạnh để tránh trường hợp bệnh không hết mà sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. (Thế Phương)

 

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.